Sau 6 năm làm dâu, mẹ đảm mách chị em kinh nghiệm sắm Tết chỉ 10 triệu vẫn đủ từ A đến Z

Năm nào cũng thế, cứ đến Tết là em lại hoảng vì có quá nhiều thứ phải mua sắm, tốn tiền trong khi năm nay bị ảnh hưởng bởi dịch nên thu nhập của hai vợ chồng không ổn định. 5 năm về làm dâu nhà chồng, em đều tiêu hết từ 12 – 15 triệu cho dịp Tết; tốn nhất là khoản mua sắm quần áo, đồ đạc và lì xì. Ấy thế nhưng khi đọc bài viết trên mạng thì em thấy một chị chia sẻ kinh nghiệm sắm Tết chỉ hết đúng 10 triệu các mẹ ạ.

Nhân vật trong bài viết là chị Lê Thị Hà (32 tuổi, ở Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội). Suốt 6 năm làm dâu chị chưa bao giờ cảm thấy áp lực lo Tết, chỉ cần để dành 10 triệu là chi tiêu ổn thỏa.

Chị chia sẻ: Năm đầu tiên ở nhà chồng, vợ chồng chị chưa có con cái, công việc bấp bênh. Có 6 triệu, anh chị biếu nội ngoại mỗi bên 2 triệu còn 2 triệu thì để tiền lì xì.

Từ khi có con nhỏ, chi phí tiêu Tết của gia đình chị tăng lên khoảng 10 triệu. Sau những lần cùng mẹ chuẩn bị cho ngày Tết, chị đã đúc rút ra được những kinh nghiệm nên biết tiết kiệm khoản nào và cần chi khoản nào.


(Hình minh họa – Nguồn internet)

Theo chị Hà, để tiêu Tết tiết kiệm thì chị em nên nhớ những điều sau:

Thống kê tổng thu nhập tháng Tết và những khoản nào cần mua sắm

Thời gian này, vợ chồng chị sẽ tính xem tổng tiền lương, thưởng tháng Tết được bao nhiêu rồi lên kế hoạch dự trù chi phí những thứ cần mua. Tuy nhiên, chi phí cố định và phát sinh bao giờ cũng chỉ gói gọn trong 10 triệu đồng. Cụ thể, các khoản được chị liệt kê như sau:

– 4 triệu biếu Tết 2 bên nội ngoại

– 3 triệu tiền mừng tuổi

– 2 triệu tiền sắm Tết

– 1 triệu cho các chi phí phát sinh như đi du lịch, đi chùa, xăng xe

(Hình minh họa – Nguồn internet)

Đi ăn nội ngoại, họ hàng là chính; trong nhà chỉ trữ đủ thức ăn như ngày thường

Mùng 1 Tết nhà chị Hà về nội, mùng 2 về ngoại, mùng 3 đi chúc Tết cô dì chú bác, mùng 4 về nội, mùng 5 về ngoại, mùng 6 đi làm. Vì thế, mấy ngày Tết nhà chị đi ăn nhà nội ngoại, họ hàng là chính. Tết đi ăn như vậy vừa vui lại tiết kiệm được khoản tiền mua sắm đồ ăn trong nhà.

Tích cực sang nhà khách hoặc dẫn bạn ra quán nhậu

Vợ chồng chị Hà rất ít khi dẫn bạn về nhà ăn uống mà thường chủ động sang nhà khách chơi; hoặc nếu bạn bè tới tụ tập thì dẫn ra quán nhậu để vừa tiết kiệm được khoản tiền mua thực phẩm, vừa không phải vất vả nấu nướng.

Không mua nhiều quần áo, bánh kẹo

Theo chị Hà, Tết cũng chỉ như ngày thường, giờ nhà ai cũng đủ ăn, đủ mặc chứ không còn đói kém như thời xưa nữa nên quần áo chẳng thiếu mà bánh kẹo nhiều khi chẳng buồn ăn. Vì thế, chị không mua nhiều quần áo hoặc nếu có mua thì chờ tới dịp sale để mua được giá rẻ. Ngoài ra, chị chỉ mua 2 chai nước ngọt, 1 thùng bia, ít hạt dưa, hạt dẻ cười, bánh kẹo đủ để tiếp khách là được.

(Hình minh họa – Nguồn internet)

Chờ đêm giao thừa mới đi mua hoa

Nhà chị có thói quen chờ tới đêm giao thừa mới đi mua hoa tươi, quất hoặc đào vì lúc ấy sẽ mua được với giá rẻ nhất.

Tự làm quà biếu Tết

Dịp Tết, vợ chồng chị Hà hay để 1 khoản riêng mua quà biếu sếp, lúc thì 1 vò rượu đòng đòng, lúc thịt bò khô hay giò thủ tự làm. Thông thường, khoảng trước Tết 1 tháng chị sẽ mua đồ về làm rồi tự gói cho rẻ, đẹp mà tiết kiệm.

Ngoài ra, chị Hà cũng nói thêm: “Tết đến nhà mình chỉ có khoản lì xì thì đúng là “đau đầu” vì họ hàng đông, hai bên nội ngoại sống gần nhau nên mình phải “lì xì” đều nhau. Nhưng được cái, ngoài đến nhà người thân chúc Tết xong thì anh em kéo nhau đi chùa hay đi du lịch quanh vùng để vừa du xuân vừa không phải ở nhà tiếp khách, đỡ hao hầu bao. Vì thế Tết đến mình chẳng bao giờ phải lo ngay ngáy như các chị em khác”.

(Hình minh họa – Nguồn internet)

Thông tin tổng hợp