Những ca “vô ơn”, gian dối, phỉ báng quốc gia: Pháp luật sờ đến, đừng bất ngờ!

Nhiều người b.ức x.úc về những ca ‘vô ơn’, đã bươn bả từ nước ngoài về lánh dịch lại còn hoạnh họe thậm chí ph.ỉ b.áng đất nước. Tôi lại thấy bình thường – chỉ là những cá nhân đơn lẻ, đâu phải làn sóng. Lo là lo những người này sống ở đâu thì chắc chắn làm m.ất hình ảnh đất nước ở đấy, khiến người Việt bị k.ỳ th.ị lây, mà k.ỳ th.ị là đáng thôi.

Ở đâu chả có người nọ người kia, nên không cần xoắn. Tháng trước, chúng ta chiêm ngưỡng một phụ nữ Trung Quốc say sưa nhổ nước b.ọt vào nút bấm thang máy. Một ông Nhật thì hào phóng ph.át tán virus cho đồng bào- ông vừa t.ử v.ong. Toàn qu.ỷ chứ không phải người.

Bà nọ, từ Đài Loan về (khó gọi là Việt kiều vì có thể chỉ đi xuất khẩu lao động), ăn phải khoai ngứa thế nào mà lại lớn tiếng ch.ửi đổng rằng không có lũ nước ngoài tụi tao thì tụi bây b.ốc ph.ân mà ăn chứ ở đó mà k.ỳ th.ị. Lập tức bà bị đ.ập không tr.ượt ph.át nào.

Nhưng như đã nói, ở đâu chả có người nọ người kia. Bà này chẳng đại diện cho ai cũng chẳng tạo nên xung động xã hội nào. Tuy thế, tôi nhìn bà mà ái ngại: Mấy vòng xích vàng khè to như xích chó trên cổ (bà cho biết toàn vàng 4 số 9), ăn vận phản thời trang, viết sai chính tả, v.ăng t.ục văng rác, kệch cỡm lố bịch… Nói chung với phong độ đó thì khi ngụ cư xứ người hẳn góp phần khiến người ta khó mà nghĩ tốt về người Việt, dễ k.ỳ th.ị người Việt. Vậy mới nói, xuất khẩu lao động đại trà đem lại lợi ích kinh tế nhưng chừng mực nào đó, th.iệt h.ại văn hóa và chính trị thì khôn lường.

Lo là lo thế mà thôi.

Hôm kia, Chủ tịch Hà Nội tuyên bố dịch sắp đến đỉnh khi mà nghìn người bay về thủ đô mỗi ngày, nguồn dịch khó kiểm soát hơn trước nhiều, đến từ mọi ngả kể cả ASEAN. Xuất hiện lây chéo từ những người thi hành công vụ, nhân viên y tế…

Trong số vài vạn người hồi hương trên cả nước (gây hồi hộp rất lớn cho những ai đang an tọa ở nhà), rất nhiều vị “cảm ơn Tổ quốc giang tay đón nhận”. Chúng ta mong đợi ở họ ý thức cao, hiểu chuyện, tuân thủ hướng dẫn của Chính phủ để giảm thiểu ng.uy c.ơ.

Và đi lánh dịch chứ có phải du lịch thượng đẳng đâu mà nhiều vị đòi hỏi sự hoàn hảo để rồi nếu không được, thì lóe xóe ở sân bay. Để đón một người dân trở về là vô số việc phải làm, là vừa công vừa của. Nào khử trùng máy bay và phi hành đoàn, nào bố trí tiếp nhận khai báo y tế ở sân bay, nào xét nghiệm, rồi đưa rước về nơi cách ly, sửa soạn phòng ốc, khử trùng từ chăn màn vali trở đi, rồi hàng ngày bộ đội và nhân dân lo cơm nước giặt giũ, ngày mấy lần kiểm tra sức khỏe. Vân vân. Có ai đó dương tính thì lại sấp ngửa túa đi các ngả để xử lý h.ậu h.ọa. Riêng vật chất đã vô cùng tốn kém-thử làm phép nhân đơn giản thì biết. Nên nếu có những sự cố nhỏ cũng làm ơn tiết chế sự bức xúc.

Về vật chất. Hiện lác đác có người tự trả phí cách ly. Không đòi hỏi nhưng mỗi người ở nước ngoài về tự lo khoản này, đỡ hẳn. (Với một người thì con số nhỏ thôi nhưng tính cả đội hình cách ly hùng hậu khắp nước, lại quá lớn). Tự trả liệu có “ph.á luật”? Chẳng đáng ngại đến thế.

Những ai khai gi.an báo d.ối, g.ây th.iệt h.ại vô kể, thì nên đền bù mới phải? Ví dụ ca số 17 và 34. Tiền nhiều để làm gì ư? Để sửa sai, tạ lỗi khi anh chị khiến “t.oang” cả một thành phố, d.i h.ại cho cả đất nước, chứ còn làm gì nữa.

Hoang mang lo lắng mệt mỏi là phải, nhất là khi mình lại thuộc “các loại F”, nhưng trong cuộc chung lưng đấu cật này, nếu tự tách mình khỏi cộng đồng và hành xử không chuẩn mực, ch.ửi b.ới vô lối hoặc tai hại hơn – trốn cách ly, khai báo gi.an d.ối, thì đến lúc luật pháp s.ờ đến, đừng bất ngờ. Bởi chính họ đã tự cách ly khỏi xã hội (vô thời hạn chứ không chỉ 14 ngày) trước khi luật pháp thực thi điều đó.

Create: Vi Khanh

https://www.tienphong.vn/van-hoa/nhung-ca-vo-on-gian-doi-phi-bang-quoc-gia-phap-luat-so-den-dung-bat-ngo-1627019.tpo