Cụ già 71 tuổi hàng ngày leo đồi cát cho thuê ván trượt lấy tiền nuôi con bị bện.h tim

Cụ Năm Lại, năm nay 71 tuổi, hằng ngày vẫn leo đồi cát cho thuê ván trượt để chăm lo, nuôi người con bị bệnh tim. Cụ bộc bạch: “Tôi rất nghèo, ở nhà tình thương, lại có đứa con bị bệnh tim nên tôi hàng ngày vẫn leo đồi cát cho thuê miếng trượt kiếm sống”.

Năm nay 71 tuổi, cụ Năm Lại cho thuê tấm trượt trên đồi cát Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận) thường khiến du khách trầm trồ về tài lướt cát của mình.
Năm nay 71 tuổi, cụ Năm Lại cho thuê tấm trượt trên đồi cát Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận) thường khiến du khách trầm trồ về tài lướt cát của mình.

Được biết, cụ Năm Lại được có hơn 30 năm kinh nghiệm trượt trên đồi cát. Nhiều người vượt hàng ngàn cây số tới đồi cát Mũi Né chỉ để trượt cát và họ được chứng kiến, cụ Năm Lại hướng dẫn những bài trượt ngoạn mục và đều hài lòng thử cảm giác mạnh với nghệ thuật trượt đồi cát Mũi Né có một không hai.

Cụ Nam Lại rất nhiệt tình chỉ dạy, làm mẫu cho du khách. Mọi người không chỉ yêu thích bộ môn thể thao trượt cát độc đáo này mà còn yêu quý tính cách nụ cười sự nhiệt tình của cụ Năm Lại. Để tạo thêm sự thú vị, cụ thường hướng dẫn du khách cách chơi ván trượt với kiểu kiểu khác nhau. Đặc biệt, cụ Năm Lại mong muốn ngày càng nhiều du khách trong nước, nước ngoài tới đồi cát Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận, Việt Nam để chơi trượt cát, một môn thể thao độc đáo có một không hai của Việt Nam.

Nụ cười yêu đời của cụ Năm Lại.
Nụ cười yêu đời của cụ Năm Lại.

Tuy nhiên ít ai biết đường, đằng sau nụ cười yêu đời của cụ bà hơn 70 tuổi hằng ngày cố gắng, chăm chỉ cho thuê ván trượt còn phải chăm sóc, nuôi dưỡng người con bị bệnh tim. Cụ bùi ngùi chia sẻ: ‘Tôi rất nghèo, ở nhà tình thương, lại có đứa con bị bệnh tim nên hàng ngày tôi vẫn leo đồi cát cho thuê ván trượt kiếm sống….mỗi miếng ván trượt cho thuê khoảng 20.000 – 30.000 đồng/giờ’.

Vất vả, khó nhọc là thế nhưng cụ Năm Lại luôn nhiệt tình và đam mê với công việc mà mình gắn bó suốt bao nhiêu năm. Chúc cụ luôn giữ mãi nụ cười yêu đời, lạc quan như bây giờ.

Ông lão Vĩnh Long và hành trình ‘làm nghìn việc tốt’