Cho con gái lấy chồng Trung Quốc, người cha cầu cứu MXH vì mất liên lạc với con gái 4 năm nay

Ngày 20-9, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản gửi Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Đại Sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc nhờ hỗ trợ xác minh thông tin một pʜụ пữ ở địa phương lấy chồng Trung Quốc bị мấᴛ liên lạc với gia đình.

Một gia đình ở Cà Mau đã cầu cứu ɴɡàɴʜ chức năng vì мấᴛ liên lạc với con gái sau khi gả chồng sang Trung Quốc.

Một gia đình ở Cà Mau đã cầu cứu ɴɡàɴʜ chức năng vì мấᴛ liên lạc với con gái sau khi gả chồng sang Trung Quốc.

Trước đó, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau nhận được đơn yêu cầu của ông Nguyễn Văn T. (59 tuổi; ngụ xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) nhờ xác minh thông tin con gái sau khi gả chồng Trung Quốc đã мấᴛ liên lạc với gia đình.

Theo đơn yêu cầu, năm 2015, thông qua người mai mối tên Hiếu, ông T. đã gả con gái là Nguyễn Thị B. (31 tuổi) cho một người đàn ông Trung Quốc. Ngày 19-9-2015, đám cưới chị B. và người đàn ông trên được tổ chức tại một khách sạn ở TP.HCM.

Sau ngày cưới hơn 1 năm, gia đình ông T. và con gái vẫn giữ được liên lạc. Sau đó, cả hai мấᴛ liên lạc cho đến nay. Hiện, ông không nhớ con rể tên gì, chỉ biết ở tỉnh Phúc Kiến và gia đình cũng không thể liên lạc với người mai mối tên Hiếu.

Chưa đầy một nửa trong số 100.000 cô dâu Việt kết hôn hợp pháp, đa số phải ở nông thôn, nghèo đói, quyền lợi không được đảm bảo.

Hệ lụy của chính sách một con ở Trung Quốc đã tạo ra khoảng cách chênh lệch giới tính lớn, khiến nhiều đàn ông Trung Quốc, đặc biệt những người từ nông thôn tìm đến những nước láng giềng kết hôn, trong đó có Việt Nam. Một bài báo mới đây trên trang Elitestalk của Trung Quốc đã vẽ ra bức tranh về số phận của những cô dâu Việt khi lấy chồng nước này.

Lưu Vệ Hoa, sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở vùng nông thôn Trung Quốc. Cách đây nhiều năm anh đến Ninh Bình (Việt Nam) làm việc Gươm tiền để về nhà cưới vợ. Tại đây anh quen đồng nghiệp tên Hà Thị Hoan. Khi hai người yêu nhau và tính đến kết hôn, Vệ Hoa rất lo sợ gia đình bạn gái không chấp nhận. Nhưng không ngờ gia đình Hà Thị Hoan rất vui mừng. “Điều tôi không thể ngờ nữa là, sính lễ cho nhà cô dâu ở Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng 10 triệu đồng (tương đương 3.000 tệ)”, Vệ Hoa nói.

Tuy nhiên, những cô dâu Việt được tự do yêu đương như Hà Thị Hoan không nhiều. Phần lớn đều giống như Thoa (đến từ Hải Dương) cả cuộc đời chỉ để người khác lựa chọn.

Quảng cáo mai mối kết hôn với cô dâu Việt. Ảnh: Elitestalk.

Quảng cáo mai mối kết hôn với cô dâu Việt. Ảnh: Elitestalk.

Hoàn cảnh gia đình nghèo nên như nhiều cô gái ở quê, Thoa tìm đến trung tâm mai mối hôn nhân kết hôn với người nước ngoài. Tại đó, cô được học tiếng Trung, giải thích phong tục, tập quán của Trung Quốc, cách ăn, cách sống như thế nào. Một khi có đàn ông Trung Quốc đến hỏi vợ, Thoa cũng như các cô gái khác được sắp xếp thay phiên gặp mặt. Mặc dù hai bên đều có quyền lựa chọn, nhưng người pʜụ пữ ít lựa chọn hơn vì sự chênh lệch kinh tế.

Sau đó cô lọt vào “mắt xanh” của Trương Đại đến từ Giang Tây – người đã trả 80.000 tệ (270 triệu đồng) tiền mai mối để lấy được Thoa – cô gái anh thấy ngoan và ít nói. “So với cưới vợ trong nước thì lấy vợ Việt Nam có lợi hơn nhiều”, Trương Đại nói.

Sau khi Thoa được lựa chọn, hai người tổ chức đám cưới đơn giản với gia đình ở Việt Nam, sau đó cô cùng chồng về Trung Quốc. Cuộc sống phía trước thế nào cô chưa thể biết được.

Cũng qua mai mối kết hôn, Ngô Thị Lệ may mắn hơn nhiều pʜụ пữ khác.

Cũng qua mai mối kết hôn, Ngô Thị Lệ may mắn hơn nhiều pʜụ пữ khác.

Một năm sau cưới, cô sinh một bé trai. Những người trong nhà vì thế ngày càng yêu thương cô. Bây giờ hai vợ chồng cùng làm trong một xưởng may ở Thiệu Hưng, với mức lương của mỗi người là 8.000 tệ/tháng (khoảng 27 triệu đồng). Sau khi nhận thấy việc kết hôn với người Trung Quốc hoàn toàn đúng đắn, Ngô Lệ còn giới thiệu với các chị em gái trong gia đình.

VÂN DU / nld.com.vn